Nhằm bù đắp trình trạng thiết hụt nguồn năng lượng do kế hoạch cấm vận dầu Nga, Chính quyền Hoa Kỳ vừa cho phép các công ty dầu mỏ Châu Âu vận chuyển dầu thô của Cộng hòa Venezuela.
Theo báo điện tử Vnexpress (Việt Nam), ngày 06/06/2022 hãng thông tấn nổi tiếng Reuters(Vương quốc Anh) tiết lộ, Chính quyền Hoa Kỳ sẽ cho phép các công ty dầu mỏ Châu Âu sử dụng dầu thô của Cộng hòa Venezuela thay cho nguồn dầu Nga. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chấp nhận để công ty dầu mỏ Tây Ban Nha Repsol SA và công ty Eni SpA của Cộng hòa Ý vận chuyển dầu Venezuela đến châu Âu từ tháng 07/2022.
Venezuela là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn trên thế giới. Ảnh: Hoy Venezuela
Với quyết định nới lỏng chính sách nhập khẩu dầuVenezuela, Hoa Kỳ hy vọng có thể giúp Châu Âuvượt qua thời kỳ khủng hoảng năng lượng, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu Nga. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ nối lại dòng chảy dầu Venezuela đến Châu Âu còn được xem là tín hiệu tốt cho mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Chính quyền Tổng thống Joe Biden và Chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn dầu nghiêm trọng từ chính sách cắt giảm phụ thuộc dầu Nga của các nước phương Tây thì dự đoánnguồn dầu mới này cũng chỉ đáp ứng khiêm tốn một phần nhu cầu hiện tại cho người dân. Một số chuyên gia nhận định rằng, khối lượng dầu Venezuela vận chuyển tới Châu Âu là không quá lớn vì vậy nó sẽ không có nhiều tác động đến giá dầu toàn cầu.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, giảm phụ thuộc nguồn cung dầu Nga tại các nước phương Tây được triển khai từ khi Nga bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Đến nay, Liên minh châu Âu (EU), một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế lớn nhất Châu Âu đã thông qua 6 gói trừng phạt lên nhiều lĩnh vực của “xứ bạch dương”, trong đó có lệnh cấm vận dầu mỏ. Điều này không chỉ tác động đến Châu Âu mà còn gây ảnh hưởng toàn thế giới, bao gồm việc giá xăng dầu thế giới “leo thang” kỷ lục. |
Gia Luân (TH)
Bình luận