Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, trên mâm cỗ của các gia đình người Việt đều có những món ăn đặc trưng. Miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, dưa hành; miền Nam sẽ có bánh tét, củ kiệu; còn người dân miền Trung lại bày dưa món, tôm chua,… Tuy khác nhau về địa lý, phong tục nhưng tất cả mang đậm đà hương vị Tết quê hương.
Bánh chưng - Dưa hành
“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Bánh chưng được xem là món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt, có lịch sử lâu đời không chỉ trong văn hóa ẩm thực mà còn xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích xưa. Bánh được làm từ nhiều nguyên liệu dân dã: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh và được gói cần thận bằng lá dong. Khi bánh chín dẻo, mùi thơm của gạo nếp cùng với màu xanh của lá dong và vị béo bùi cả thịt lợn, đậu xanh làm nên vị ngon đặc biệt cho món ăn.
Mâm cỗ miền Bắc
Gà luộc
Gà luộc là món ăn ưu chuộng trong những dịp lễ Tết của người Việt với quan niệm gà sẽ mang đến sự may mắn, khởi đầu thuận lợi. Gà được lựa chọn kỹ lưỡng, sau đó đem làm sạch rồi luộc cùng với một số gia vị đặc biệt như: hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Khi chín, gà có màu vàng tươi dùng chấm kèm với muối chanh ớt tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Dưa món - Tôm chua
Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm: củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… người dân miền Trung đã tạo nên món dưa dùng trong ngày Tết vô cùng đặc biệt. Tuy đơn giản nhưng đầy đủ màu sắc vị chua ngọt đậm đà, ăn kèm với bánh tét dẻo đem đến cảm giác vô cùng ngon miệng khiến người dùng nhớ mãi.
Tôm chua miền Trung
Thêm một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết của người miền Trung là tôm chua, đặc sản xứ Huế. Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, cay nồng của riềng, tỏi ớt cùng với vị chua của khế và các loại rau thơm,… Tất cả hòa quyện tạo nên một vị ngon hấp dẫn.
Bánh tét – Củ kiệu
Không thể thiếu trong những mâm cổ ngày lễ Tết của người miền Trung và miền Nam là bánh tét. Giống bánh chưng miền Bắc, món bánh tét có các nguyên liệu như: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh,… và được gói theo hình trụ bằng lá chuối với ý nghĩa thể hiện sự hội tụ của đất và trời.
Ăn kèm món bánh tét truyền thống người miền Nam thường dùng củ kiệu chua ngọt. Miền Trung lại trộn củ kiệu kèm tôm khô thành một món riêng độc đáo.
Các món đặc trưng ngày Tết ở miền Nam
Thịt kho nước dừa
Đối với người miền Nam, món thịt kho nước dừa (còn gọi là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt) được xem là món ăn “quốc dân” mỗi dịp Tết. Từng miếng thịt thấm vị đậm đà, trứng vịt mềm béo hấp dẫn, rất dễ ăn. Đặc biệt, món ăn này sẽ càng ngon hơn khi ăn kèm với các loại dưa muối chua.
Canh khổ qua nhồi thịt
Mang ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn của năm cũ, trong mỗi bữa cơm người miền Nam thường có món canh khổ qua nhồi thịt. Vị đăng đắng của khổ qua (mướp đắng) cùng thịt nạt đậm đà khổng chỉ là món ăn truyền thống ngày Tết mà còn là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể.
Lam Chi
Bình luận