Đến cuối năm 2022, Thủ tướng Đức nhấn mạnh chính quyền nước này và Ba Lan sẽ tìm nguồn cung thay thế, chấm dứt nhập khẩu nguyên liệu Nga.
Theo báo Nhân dân (Việt Nam) đăng tải ngày 1/6/2022, tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh Châu Âu (EU) diễn ra từ ngày 30 - 31/5/2022 ở Brussels, ông Olaf Scholz - Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố, chính quyền nước này và Ba Lan đang lên kế hoạch chấm dứt vấn đề phụ thuộc năng lượng Nga.
Trước đó, vào ngày 16/5/2022, tại Hội nghị Ngoại trưởng EU tổ chức ở Brussels (Bỉ), EU từng thỏa thuận về lệnh trừng phạt toàn diện thứ 6 nhằm vào chính quyền Moscow. Tuy nhiên, một số nước thuộc EU (Slovakia, Cộng hòa Czech, Hungary) khó có thể tìm nguồn dầu mỏ thay thế nếu EU cấm toàn bộ hình thức vận chuyển. Vì thế, Liên minh chỉ áp đặt lệnh cấm đối với việc nhập khẩu trên biển. Đây cũng là động thái gay gắt nhất nhắm vào 90% tổng lượng dầu mỏ Nga xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.
Lệnh trừng phạt của EU ảnh hưởng không nhỏ đến Đức và các quốc gia thuộc khối Liên Minh (Nguồn: Nhân dân)
Đến ngày ngày 31/5/2022, ông Olaf Scholz tiết lộ, hiện nay, dầu mỏ Nga chủ yếu được Đức và một số nước Châu Âu (Hungary, Slovenia, Cộng hòa Czech, Ba Lan) nhập khẩu bằng đường ống dẫn dầu Druzhba. Phương thức vận chuyển trên mặc dù không vi phạm lệnh cấm nhập qua đường biển của EU. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, Đức tuyên bố sẽ tìm nguồn cung thay thế, ngưng tình trạng phụ thuộc nhiên liệu Nga. Đồng thời, ông Scholz tiết lộ, chính quyền Ba Lan cũng có kế hoạch tương tự.
Hiện nay, nguồn khí đốt Đức nhập khẩu Nga chiếm khoảng 35% tổng lượng tiêu thụ trong nước. Do đó, thời hạn chấm dứt hoàn toàn phụ thuộc nguồn cung khí đốt Nga mà quốc gia này đặt ra là năm 2024. Để triển khai kế hoạch trên, Đức đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trạm tiếp nhận khí hóa lỏng và sẵn sàng tìm kiếm nguồn cung phù hợp từ nhiều quốc gia khác.
Thái Sơn (TH)
Bình luận