Thiếu nguồn cung khí đốt do lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga, chi phí nhập khẩu nhiên liệu châu Âu liên tục tăng vọt. Iran - một trong những quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới trở thành nguồn “cứu cánh” tiềm năng cho thị trường EU.
Theo báo Nhân dân (Việt Nam) đăng tải ngày 16/5/2022, trước bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao do tình hình chiến sự căng thẳng giữa Nga - Ukraine, Iran cho biết vẫn đang cân nhắc kế hoạch xuất khẩu khí đốt sang thị trường châu Âu.
Thông báo trên được ông Majid Chegeni - Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran tuyên bố với cánh truyền thông vào ngày 15/5/2022. Cụ thể, Theo AFP, hãng thông tấn hàng đầu nước Pháp, giới chức trách Iran khẳng định chính quyền Tehran (thủ đô Iran) mong muốn hướng đến phát triển toàn diện về lĩnh vực ngoại giao năng lượng và thực hiện chính sách mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trước vấn đề căng thẳng giữa các quốc gia tại khu vực và thế giới, Iran hiện vẫn đang xem xét và chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
EU mong muốn đạt thỏa thuận cung ứng khí đốt từ Iran nhằm giảm thiểu phụ thuộc vào Nga (Nguồn: Nhân dân)
Cũng theo ông Chegeni, cách đây không lâu, Iran cùng một quốc gia Trung Đông khác là Iraq đã ký biên bản ghi nhớ về việc gia tăng lượng khí đốt cung ứng sang Baghdad (chính quyền Iraq) với khoản kinh phí 1,6 tỷ USD, thanh toán vào cuối tháng 5/2022.
Năm 2018, sau khi ông Donald Trump - Tổng thống Mỹ đương nhiệm Hoa Kỳ rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí Tehran đã chịu nhiều tổn thất nặng nề dù vẫn là quốc gia hàng đầu về trữ lượng xuất khẩu khí đốt.
Trong năm 2021, những cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ động thái trừng phạt cũ của Hoa Kỳ với Iran đã được triển khai tại Vienna (thủ đô Áo). Do vấn đề bất đồng quan điểm, thỏa thuận giữa đôi bên đến nay vẫn chưa thể thống nhất.
Thái Sơn (TH)
Bình luận