(TAP) - Báo cáo gần đây từ chuyên gia cho thấy, trong năm 2023, Hàn Quốc giành vị trí hàng đầu về các cam kết đầu tư dự án tại Hoa Kỳ. Mức đầu tư từ chính quyền Seoul thậm chí vượt qua Đài Loan, quốc gia đầu tư lớn nhất trong năm 2022. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang xếp thứ 8.
Theo dữ liệu từ “Báo cáo đầu tư thế giới năm 2024” (World Investment Report 2024) của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (United Nations Conference on Trade and Development, viết tắt: UNCTAD), trong năm ngoái, các cam kết đầu tư vào Hoa Kỳ của những doanh nghiệp phía Hàn Quốc đạt 21,5 tỷ USD, với gần 90 dự án. Đây cũng là tổng mức đầu tư cao nhất, đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời vượt qua Đài Loan - nước từng dẫn đầu danh sách này năm 2022.
Truyền thông trong nước (tờ Financial Times) nhận định, năm 2023 cũng là lần đầu tiên trong suốt 10 năm qua, Hàn Quốc giành được vị trí hàng đầu. Ở chiều hướng khác, nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc - quốc gia đăng có những cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ trong lĩnh vực thương mại hiện chỉ xếp thứ 8. Cần biết rằng, cũng trong thập kỷ trước (2014), Bắc Kinh là nhà đầu tư hàng đầu ở Washington, D.C.
Dữ liệu nghiên cứu từ các chuyên gia Liên Hợp Quốc ghi nhận khoản đầu tư từ chính quyền đất nước tỷ dân (các dự án mới cũng như cam kết xây dựng cơ sở vật chất và việc làm (không bao gồm các vụ mua lại) đã giảm đi một phần ba.
Giải thích điều này, Financial Times trích dẫn phát biểu của ông Chihwan Kim - Giám đốc điều hành Samkee Corp (nhà cung cấp ô tô Hàn Quốc) nói rằng, Washington, D.C muốn giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Seoul trở thành đối tác quan trọng với Hoa Kỳ. Riêng Samkee Corp trong năm ngoái cũng đã đầu tư 128 triệu USD mở nhà máy đầu tiên tại thành phố Tuskegee (bang Alabama).
Giới quan sát và phân tích nhận định, sự tăng trưởng vốn đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu đến từ Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS and Science Act) vào tháng 9/2022, do Cựu Tổng thống Hoa Kỳ khi đó - ông Donald Trump ký ban hành. Đạo luật này cung cấp hàng trăm tỷ USD tín dụng thuế, khoản vay và trợ cấp cho các công ty sản xuất chất bán dẫn và năng lượng sạch, nhằm khuyến khích mở cơ sở sản xuất tại thị trường Washington, D.C.
Minh chứng cho điều này, Invest KOREA - Cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia Hàn Quốc cho biết, các lĩnh vực chiếm phần lớn tỷ trọng đầu tư (30%) của Seoul năm ngoái chính là xe điện thân thiện môi trường, với tổng giá trị xuất khẩu lên đến 70,9 tỷ USD.
Theo fDi Markets - công cụ giám sát đầu tư xuyên biên giới, trong năm 2023, Tập đoàn đa quốc gia Hyundai (Hàn Quốc) cũng đầu tư 4,3 tỷ USD sản xuất pin LG Energy Solution cung cấp cho nhà máy sản xuất xe điện tại bang Georgia. Một ông “trùm” khác từ xứ sở kim chi là Samsung cũng có khoản đầu tư 3,5 tỷ USD ở bang Indiana.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, biến động từ thị trường như giá nhập khẩu và nhu cầu xe điện giảm cũng khiến một số nhà sản xuất Hàn Quốc tạm hoãn việc đầu tư. Điển hình như LG Energy Solution đã dừng dự án pin 2,3 tỷ USD tại bang Arizona; Samkee dự kiến sẽ hoãn mở rộng dây chuyền sản xuất trong vòng 1 - 2 năm tới; Qcells nói lỗ hàng tỷ USD/tháng mỗi tháng vì cho rằng Bắc Kinh cạnh tranh thiếu lành mạnh, bán phá giá tấm pin năng lượng mặt trời.
Kelvin Huynh
Bình luận