(TAP) - Sau khi xem xét hành động ngoại giao từ phương Tây, Nga mới đây cho biết sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân, động thái cho thấy con đường dẫn đến chiến tranh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt có nguy cơ xảy ra. Vốn được chính quyền Moscow xem là đồng minh chiến lược quan trọng, Trung Quốc nhận định gì về việc này?
Trước đó vào ngày 1/9 (giờ châu Âu), hãng thông tấn nước Nga (tờ TASS) dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao nước này - ông Sergey Ryabkov cho biết, Moscow sẽ thay đổi (hoặc nói cách khác là nâng cao) học thuyết về hạt nhân.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định trên được đại diện cơ quan ngoại giao Moscow cho biết có liên quan đến các phân tích về những xung đột gần đây và hành động của phương Tây đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại dải Gaza.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov (Nguồn: Федерального Собрания РФ/Federal Assembly of the Russian Federation/Quốc hội Liên bang Nga)
Theo học thuyết hạt nhân ở Nga (Russia's nuclear doctrine) năm 2020, quốc gia này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp: Kẻ thù sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt (tương tự hoặc loại khác) chống lại Nga hoặc đồng minh của Nga; Nhận được thông tin (đã xác minh) về các vụ phóng hạt nhân nhằm vào Nga hoặc đồng minh; Kẻ thù dùng vũ khí thông thường chống lại Nga, nhưng đe dọa đến sự sống còn của nước này.
Trên thực tế, truyền thông Hoa Kỳ (tờ Reuters) cho biết, vấn đề bàn luận về học thuyết hạt nhân đã diễn ra công khai hơn một năm qua. Tuy nhiên, nó trở nên “nóng” hơn sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu triển vọng về việc có khả năng đưa quân đội phương Tây sang chiến đấu ở chiến trường Gaza từ tháng 3/2024.
Quay lại tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergey Ryabkov nói rằng, chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga dự định có một số sự điều chỉnh. Các báo cáo và dữ liệu liên quan đang được hoàn thiện, tuy nhiên, đại diện cơ quan ngoại giao Moscow thừa nhận vẫn còn quá sớm để công bố tiến trình cụ thể.
Cũng theo tờ TASS, lãnh đạo tối cao nước này - Tổng thống Vladimir Putin trước đó cũng từng cho biết, học thuyết hạt nhân Nga là “văn bản sống” (live document), có thể được sửa đổi nếu cần thiết.
Không chỉ là một loại vũ khí, hạt nhân còn là phương án được nhiều quốc gia đánh giá là vấn đề “tồn vong”. Bên cạnh đó, ngoài việc quan tâm đến những động thái tiếp theo từ Moscow, dư luận quốc tế cũng đặc biệt chú ý đến quan điểm của Bắc Kinh trước tuyên bố này.
Cần biết rằng trước đó vào tháng 6/2019, tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (St. Petersburg International Economic Forum), Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Bắc Kinh là đồng minh chiến lược của nước này.
Mặc dù người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định, quan hệ đôi bên không phải liên minh quân sự và không nhằm mục đích chống lại bất kỳ quốc gia nào, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Mercator Institute for China Studies) vẫn đánh giá, sự liên kết này có khả năng gây ra đe dọa đối với an ninh châu Âu.
Truyền thông trong nước và quốc tế cũng có những nhận định tương tự về khi cho rằng tình hình căng thẳng thời gian qua đã đẩy Nga đến gần hơn với Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo vào ngày 2/9 vừa qua (giờ Bắc Kinh), đề tài trên đã được truyền thông đặt câu hỏi trước người phát ngôn cơ quan ngoại giao Trung Quốc - bà Mao Ning.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning (Nguồn: 中华人民共和国外交部)
Nhà ngoại giao Mao Ning cho biết, Bộ Ngoại giao nước này (中华人民共和国外交部) có nhận được các báo cáo liên quan. Bắc Kinh nhắc lại nhấn mạnh, không sử dụng vũ khí hạt nhân và không thể tiến hành chiến tranh hạt nhân.
Vào tháng 1/2022, lãnh đạo của 5 quốc gia sở hữu hạt nhân (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Vương quốc Anh và Pháp) từng đưa ra tuyên bố chung về ngăn chặn chiến tranh với vũ khí hủy diệt hàng loạt. Với tình hình hiện tại, Bắc Kinh kêu gọi tất cả các bên giữ bình tĩnh, kiềm chế, đồng thời thúc đẩy việc nới lỏng tình hình và giảm thiểu rủi ro chiến lược thông qua đối thoại và tham vấn.
Kelvin Huynh
Bình luận