Nhằm kịp thời ứng phó trước tình trạng lạm phát tại khu vực, ngày 9/6/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xác nhận sẽ tăng lãi suất từ tháng 7 và tiếp tục mạnh tay vào tháng 9/2022.
Cụ thể, theo thông tin Chủ tịch ECB Christine Lagarde tiết lộ với cánh truyền thông ngày 9/6/2022, sau khi kết thúc phiên họp cùng ngày, ECB tuyên bố vẫn giữ nguyên mức lãi suất đề ra trước đó. Tuy nhiên, từ tháng 7/2022, Đại diện ECB cho biết sẽ tăng thêm 0,25%. Đây cũng là lần đầu tiên sau 11 năm, Châu Âu tiến hành tăng lãi suất. Đồng thời, bà Lagarde cũng tiết lộ, đợt tăng lãi suất tới (dự kiến vào tháng 9/2022), ECB có thể phải nặng tay hơn nếu tình hình lạm phát không được cải thiện.
Thị trường châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine (Nguồn: Vnexpress)
Ông Bill Papadakis - Chiến lược gia vĩ mô tại Bank Lombard Odier (Ngân hàng Thụy Sĩ có trụ sở ở Geneva) cũng đồng tình trước quyết định nâng lãi (tháng 7/2022). Tuy nhiên, chuyên gia hoạch định kế hoạch Thụy Sĩ cũng cảnh báo, thu nhập người dân EU đã và đang bị “ăn mòn” nghiêm trọng sau khi năng lượng liên tục tăng giá. Đợt mạnh tay vào tháng 9/2022 sắp tới sẽ tạo sức ép nặng nề, bóp nghẹt quá trình tăng trưởng của kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng nâng đoán về diễn biến lạm phát ở các nước sử dụng đồng euro (eurozone) lên ngưỡng 6,8 - hơn gấp 3 lần mục tiêu ban đầu cơ quan này đưa ra trong năm nay. Ngoài ra, Tổng số tiêu thụ sản phẩm nội địa (GDP) 19 nước EU có thể tăng 2,8% trong năm 2022 và giảm 2,1% vào năm 2023.
Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) nhận định, mâu thuẫn xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine là nguyên nhân chính thổi bùng nguy cơ lạm phát toàn cầu, tăng sức ép buộc EU tìm thị trường nguyên liệu thay thế. Theo ước tính, tỷ lệ lạm phát tại eurozone từng đạt 8,1% trong tháng 5/2022. Ngoài ra, bà Lagarde - Giám đốc ECB cũng cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, giá thị trường năng lượng thế giới tăng vọt gần 40% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức này trong tương lai.
Trái ngược với động thái “cuốn chiếu” của Ngân hàng Trung ương châu Âu, cả Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh đều rất quyết liệt trong cuộc chiến chống lạm phát. Cả hai khu vực trên đều đẩy mạnh chiến lược tăng lãi suất và nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch tương tự trong những tháng qua. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đánh giá, thị trường châu Âu phụ thuộc nhiều nhiều vào Nga cũng như chịu tác động trực tiếp từ bất ổn chính trị khu vực. Vì thế, việc thực hiện biện pháp khắc phục sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.
Thái Sơn (TH)
Bình luận