Các nhà khoa học vừa tái dựng thành công gene cổ đại của vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) từ xác ướp của một quý tộc cách đây 400 năm.
Báo điện tử Vnexpress (Việt Nam) đưa tin, một nhóm chuyên gia tại Đại học McMaster (Canada) và Đại học Paris Cité (Pháp) vừa xác định và tái dựng thành công bộ gene cổ đại đầu tiên của vi khuẩn E. coli từ một xác ướp Italy ở thế kỷ 16 (cách đây khoảng 400 năm).
Cụ thể, nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Communications Biology cho thấy, các nhà khoa học đã sử dụng xác ướp của một nhóm quý tộc Italy (Vương quốc Ý) phát hiện vào năm 1983 tại tu viện Saint Domenico Maggiore ở thành phố Naples thuộc miền Nam nước Ý.
Xác ướp của một quý tộc Italy. Ảnh: George Long
Trong đó, nhóm tập trung vào nghiên cứu xác ướp Giovani d'Avalos - một quý tộc chết năm 1586, lúc 48 tuổi. Mọi người đều cho rằng ông ta bị viêm túi mật mãn tính do sỏi mật, do đó nhóm nhà khoa học bắt đầu thực hiện cô lập các mẫu vi khuẩn từ sỏi mật của d'Avalos, đồng thời tái dựng lại bộ gene E. coli.
Với mẫu vi khuẩn có niên đại 400 năm tuổi trên, các nhà khoa học có thể so sánh trực tiếp rồi phân tích điều kiện thích nghi cũng như quá trình tiến hóa vi khuẩn E. coli qua thời gian.
Gan và túi mật của Giovani d'Avalos có chứa các mẫu vi khuẩn E. coli. Ảnh: George Long
George Long – một trong số tác giả thực hiện nghiên cứu nhận định, chưa có bằng chứng cho thấy người này nhiễm E. coli bởi qua quá trình kiểm tra không có dấu hiệu sinh lý học rõ ràng nào.
Nhà khoa học này cũng chia sẻ, vi khuẩn E. coli loài sinh vật phức tạp, rất khó để hiểu rõ lịch sử tiến hóa của chúng. Vì vậy, hiện tại nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở thành tựu kỹ thuật, xác định được đâu là mầm bệnh cơ hội, chức năng của bộ gene và đưa ra những chỉ dẫn hỗ trợ nghiên cứu các mầm bệnh tiềm ẩn khác.
Gia Luân (TH)
Bình luận