Trước những căng thẳng tiếp tục gia tăng, Ukraine có thể phải mất nhiều năm để hoàn toàn nhận đủ gói viện trợ quân sự lớn nhất từ Mỹ.
Báo Vnexpress (Việt Nam) ngày 25/8/2022 cho biết, Hoa Kỳ vừa công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất cho chính quyền Kiev (Ukraine). Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi ban đầu, quá trình chuyển giao dự kiến có thể kéo dài chậm nhất vài năm. Trước đó, Mỹ cam kết viện trợ hơn 13,5 tỷ USD cho Ukraine về lĩnh vực quân sự.
Cụ thể, trong một thông báo với truyền thông ngày 24/8/2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố, Mỹ luôn sẵn sàng đồng hành và ủng hộ nhiều tiềm lực giúp người dân Ukraine bảo vệ chủ quyền quốc gia. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Biden cho biết gói viện trợ quân sự tới đây của chính quyền nước này sẽ lên đến 3 tỷ USD và là khoản hỗ trợ cao nhất từ khi xảy ra chiến sự (tháng 2/2022).
Bao gồm: UAV - máy bay không người lái Puma và Vampire (hệ thống chống UAV); 6 NASAMS (hệ thống phòng không tầm trung), 24 radar phản pháo cùng 310.000 đạn pháo.
Tổng thống Biden
Ngân sách đầu tư viện trợ được trích từ chương tình “Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine” (USAI). Đây là nguồn tiền do quốc hội Hoa Kỳ hoạch định để người đứng đầu đất nước mua vũ khí trực tiếp từ các công ty quốc phòng thay vì lấy từ kho dự trữ quân sự nước nhà. Mặc dù gói viện trợ khá lớn và nhiều tiềm năng, song quá trình chuyển giao vũ khí có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm, phụ thuộc dây truyền chế tạo, khả năng xuất xưởng của doanh nghiệp đảm nhận sản xuất.
Ông John Kirby - Phát ngôn viên tại Nhà Trắng cho rằng, hạn bàn giao khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại khí tài quân sự. Trong đó, hệ thống radar và phòng không dường như sẽ tiêu tốn nhiều thời gian chế tạo nhất. Ông Colin Kahl - Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách dự án cũng đồng quan điểm, cho rằng một số vũ khí phải mất từ 1 - 3 năm để bàn giao cho chính quyền Kiev.
Khi được hỏi về nguyên nhân không đốc thúc tiến độ chương trình viện trợ trước bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục leo thang, Thứ trưởng Kalh tiết lộ, mục đích của gói hỗ trợ nhằm bảo đảm nhu cầu phòng vệ cho Ukraine trong tương lai, hoàn toàn không liên quan can thiệp đến tình hình giao tranh hiện tại.
Cũng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 24/8/2022 cho biết, sau 6 tháng thực hiện chiến dịch, Nga hiện không còn duy trì tiến công mà chuyển sang củng cố phòng thủ tại vùng lãnh thổ chiếm đóng. Giải thích vấn đề này, ông Sergei khẳng định, chính quyền Moskva giảm tốc độ tiến quân nhằm hạn chế thương vong dân thường Ukraine. Ngược lại, quân đội Kiev vẫn quyết liệt tập kích bằng vũ khí mới (từ phương Tây).
Các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá, cục diện chiến sự đang chuyển dần sang giai đoạn “cầm chân” ở khu vực tỉnh Kherson miền đông Donbass - nơi quân đội hai bên xảy ra giằng co và chưa phe nào có được lợi thế.
Thái Sơn (TH)
Bình luận