(TAP) - Theo chuyên gia, vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc đang có xu hướng chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang những thị trường mới ở châu Á, đặc biệt chứng kiến tăng trưởng đáng kể ở ASEAN. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực được hưởng lợi.
Rhodium Group - nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu độc lập, kết hợp chuyên môn về chính sách và phân tích ngày 16/9 vừa qua đã công bố một báo cáo cho biết, trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ và đồng minh, các doanh nghiệp Bắc Kinh đang mạnh mẽ chuyển hướng đầu tư sang thị trường châu Á. Đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations, viết tắt: ASEAN), điển hình như Việt Nam, Malaysia và Indonesia là các điểm đến nổi bật.
Truyền thông châu Á (Nikkei Asia) cũng trích dẫn báo của Rhodium Group ghi nhận xu hướng chuyển nguồn tư từ nước ngoài (FDI) vào châu Á diễn ra từ năm 2017, với sự tham gia tích cực của Trung Quốc. Đến năm 2023, khoảng 72% FDI từ Bắc Kinh chủ yếu đổ vào các quốc gia không phải là nền kinh tế tiên tiến, phản ánh sự thay đổi chiến lược đầu tư của nước này. Ước tính gần một phần ba FDI năm 2023 của ASEAN đến từ đất nước tỷ dân - mức tăng trưởng gấp 03 lần so với đầu tư từ Hoa Kỳ hoặc các cường quốc khác trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc, thông tin từ fDi Markets - Trang giám sát đầu tư xuyên biên giới.
Truyền thông Việt Nam (Vnbusiness) cho biết, FDI từ Bắc Kinh đã tăng đáng kể ở nước này bất chấp Nhật Bản và Hàn Quốc mới là những nhà đầu tư lớn trong nhiều năm. Vào năm 2023, Việt Nam cũng ghi nhận thêm 20% FDI đăng ký mới từ Trung Quốc, đánh dấu lần đầu tiên nền kinh tế thứ hai thế giới đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư. Nhìn chung, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và cả Macau đã chiếm gần một nửa dòng vốn FDI mới của Việt Nam trong năm ngoái.
Việt Nam được hưởng lợi từ việc chuyển dịch dòng tiền đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam)
Tờ Vnbusiness đã trích dẫn tuyên bố của đại diện HSBC Holdings plc - ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Vương quốc Anh có chi nhánh ở Việt Nam cho biết, Bắc Kinh hiện là một trong những đối tác thương mại với kim ngạch song phương lớn với chính quyền Hà Nội về lĩnh vực điện tử, dệt may và máy móc. Kể từ 2014 đến nay, quan hệ thương mại đôi bên cũng vươn lên trở thành một trong 20 hành lang thương mại hàng đầu thế giới.
Trước đó vào năm 2023, e-Conomy SEA - Chương trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm được Google và Temasek khởi động, từng có báo cáo cho biết, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ASEAN với mức tăng trưởng ấn tượng 20%. Tính theo tổng giá trị hàng hóa, quốc gia này có tiềm năng trở thành thị trường số lớn thứ hai trong khu vực vào năm 2030, chỉ sau Indonesia.
Nghiên cứu từ chuyên gia quốc tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn ở khu vực trong thời gian tới (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam)
Kane Nguyen
Bình luận