Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe tâm thần, WHO kêu gọi thế giới đẩy mạnh đầu tư, quan tâm đến bệnh nhân mắc chứng rối loạn hậu COVID-19.
Báo Vnexpress (Việt Nam) ngày 17/6/2022 cho biết, trước tình trạng ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh tiếng kêu gọi các quốc gia đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực sức khỏe tin thần.
Thông báo này xuất hiện tại chương trình “Báo cáo Sức khỏe Tâm thần thế giới” - sự kiện đánh giá sức khỏe toàn cầu lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Theo ghi nhận trước khi đại dịch bùng phát (tháng 12/2019), có khoảng 1 tỷ người trên thế giới phải chịu đựng chứng rối loạn tâm thần. Đến năm 2021, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn lo âu và trầm cảm tăng thêm 25%. Điều đáng nói là mỗi quốc gia chỉ đầu tư khoảng 2% ngân sách y tế quốc gia, bao gồm chưa đến 1% viện trợ y tế quốc tế dành cho sức khỏe tâm thần.
Ngày càng nhiều bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu sau khi mắc COVID-19 (Nguồn: Vnexpress)
Cũng tại sự kiện, thành viên đơn vị sức khỏe tâm thần WHO Mark Van Ommere cho biết, sự quan tâm của các quốc gia đối với lĩnh vực này đang rất nhiều hạn chế, bao gồm cả trước và sau khi bùng phát dịch bệnh. Hầu hết nguồn đầu tư (vật lật, nhân lực) chỉ chủ yếu nhằm khắc phục, giảm thiểu thiệt hại, phòng chống COVID-19.
Tình trạng thậm chí còn phức tạp hơn với đối tượng sống tại khu vực đang xảy ra xung đột, biến động về mặt chính trị, xã hội. Trong điều kiện khó khăn như vậy, cứ 5 người thì có một bệnh nhân cần hỗ trợ về tâm lý. Cũng theo ông Van Ommeren, phụ nữ , trẻ em và nhóm đối tượng có sức khỏe tinh thần thất thường là những người dễ chịu tác động nhất.
Dữ kiện từ công bố của WHO cho biết, cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa nhiều quốc gia đang có sự chênh lệch không hề nhỏ. Điển hình như tại các nước thu nhập cao, hơn 70% người bị rối loạn tâm lý được điều trị. Ngược lại, con số này chỉ là 12% ở những nước thu nhập thấp. Vì thế, WHO mong muốn sớm chấm dứt tình trạng trên, đồng thời chỉ ra khoảng 20 quốc gia vẫn áp đặt suy nghĩ “hình sự hóa” hành vi tự tử.
Qua khảo sát, một công dân quốc tịch Trung Quốc tên Enoch Li tiết lộ, bản thân cô từng bị trầm cảm nặng đến mức phải tự tử. Tuy nhiên, ở nơi cô sống, đa số mọi người đều thờ ơ và coi thường những người như vậy. Mặc dù chưa thật sự thoát khỏi trầm cảm và lo âu, song hiện nay, sức khỏe Li đang dần bình phục. Cô cũng khẳng định, người bệnh cần nhận nhiều sự tôn trọng và giúp đỡ từ mọi người xung quanh, thay vì thái độ miệt thị.
Thái Sơn (TH)
Bình luận