Liên quan đến tình hình bất ổn chính trị tại Niger, nhiều quốc gia châu Âu và cả Hoa Kỳ đều đã có lệnh sơ tán công dân và nhân viên Đại sứ quán.
Công dân nhiều nước lần lượt sơ tán khỏi Niger (Nguồn: Reuters)
Trước đó, nguoivietplus có đưa tin về tình trạng bất ổn chính trị, chia rẽ nội bộ dẫn đến cuộc đảo chính tại Cộng hòa Niger trong ngày 26/7. Cùng thời điểm, quân đội nước này đã triển khai kế hoạch tấn công, giam giữ ông Mohamed Bazoum (Tổng thống Niger đương nhiệm), đồng thời đưa tướng Abdourahamane Tchiani lên làm nhà lãnh đạo mới, theo nguồn tin từ Đài truyền hình Al Jazeera.
Trước sức ép từ khối Liên minh châu Âu (EU) đặc biệt là Pháp, đến ngày 31/7, Tổng thống Bazoum đã xuất hiện trở lại ở cuộc họp khẩn cấp của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (Economic Community of West African States, viết tắt: ECOWAS), Đài truyền hình Al Arabia đưa tin.
Tính đến thời điểm hiện tại, Niger vẫn đang là đồng minh quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến giành lại trật tự và chống quân Hồi giáo. Pháp, Đức Ý và cả Hoa Kỳ đều có quân đội hoạt động ở Niger với nhiệm vụ huấn luyện, giúp quân đội nước này chống lại các nhóm có liên hệ với al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo. Chuyên gia lo ngại cuộc đảo chính tại Niger sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức cực đoạn nổi dậy thực hiện hành vi khủng bố, theo The Guardian.
Mục đích cuộc họp ngày 31/7 do ECOWAS tổ chức nhằm sớm giải quyết tình trạng bất ổn giữa ông Bazoum với phe đảo chính. Mặc dù vậy, nguy cơ về cuộc giằng co kéo dài vẫn được dự báo từ trước. Bằng chứng là trong vòng 03 ngày qua, lần lượt Pháp, Ý, Anh hay mới nhất là Hoa Kỳ đều có lệnh sơ tán công dân, nhân viên Đại sứ quán khỏi lãnh thổ đất nước Tây Phi này.
Sau khi chứng kiến biểu tình, đốt phá và hô vang khẩu hiệu chống đối bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niger, vào ngày 1/8, chính quyền Pari đã tiến hành sơ tán gần 1.000 người, bao gồm cả công dân pháp và những người mang quốc tịch khác. Chính quyền đất nước hình “lục lăng” (Ý) vào ngày tối ngày 1/8 cũng bắt đầu sơ tán người dân trong khi những công dân Anh được rời khỏi Niger vào tối ngày 2/8.
Ngày 2/8, ông Matthew Miller - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đã ban hành mức cảnh báo về tình trạng ở Niger lên cao nhất (cấp 4) và yêu cầu người dân tuyệt đối không nhập cảnh đến quốc gia này. Bên cạnh đó, cơ quan ngoại giao cũng tổ chức sơ các tán nhân viên Đại sứ quán cùng thành viên gia đình của họ.
Cũng trong ngày 2/8, qua cuộc điện đàm cùng Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, ông Antony Blinken - Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, quốc gia cờ hoa cam kết hỗ trợ Bazoum khôi phục quyền lực. Đồng thời, khẳng định một số nhân viên quan trọng của Đại sứ quán Mỹ ở Niger vẫn túc trực làm việc, đảm bảo cung cấp các dịch vụ khẩn cấp, cần thiết cho công dân trên lãnh thổ quốc gia sở tại.
Về chiều hướng ngược lại, tướng Abdourahamane Tchiani khẳng định sẽ không phục hồi chức vụ Bazoum bất chấp áp lực từ quốc tế. Nhà lãnh đạo tự xưng của Niger cũng bác bỏ mọi sự can thiệp nào hoặc trừng phạt nào nhằm vào công việc nội bộ nước này.
Monius Nguyen
Bình luận