Căng thẳng Nga - Ukraine leo thang cuối nhiệm kỳ ông Biden?
Tin Quốc Tế

Căng thẳng Nga - Ukraine leo thang cuối nhiệm kỳ ông Biden?

(TAP) - Truyền thông đồng loạt đưa tin, Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp. Điều này khiến các chuyên gia quan ngại căng thẳng Nga - Ukraine leo thang cuối nhiệm kỳ ông Biden.

Ngày 18/11 (giờ địa phương), truyền thông trong nước (tờ Reuters) dẫn nguồn tin cho biết, Tổng thống sắp mãn nhiệm - ông Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công Nga. Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền Washington, D.C đã viện trợ 175 tỷ USD cho Kiev (thủ đô Ukraine) giúp quân đội nước này trở thành đối trọng với Moscow trong cuộc xung đột kéo dài hơn 02 năm (kể từ tháng 2/2022). Tuy nhiên, kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử, Kiev gần như đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi mất dần quyền tự quyết. Ông Trump từng tuyên thệ sẽ hạn chế hỗ trợ Ukraine và chấm dứt chiến tranh, miễn Kiev đồng ý bỏ một số vùng đất do Nga đang chiếm giữ. Động thái này hoàn toàn đi ngược lại với nguyện vọng Kiev, nhưng đáp ứng phần lớn mong muốn của các bên muốn chấm dứt chiến tranh, trong đó có cả Moscow.

Căng thẳng Nga - Ukraine leo thang cuối nhiệm kỳ ông Biden?

Truyền thông đưa tin, Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa của Hoa Kỳ (Nguồn: Facebook “President Joe Biden”)

Kênh KSNB dẫn thông tin từ tờ Associated Press (AP) cho biết, tên lửa tầm xa Hoa Kỳ được sử dụng để chính quyền Kiev đáp trả quyết định gửi quân tiếp viện đến Moscow của Bắc Hàn (Triều Tiên). Nguồn tin từ Reuters, AP cũng như một số cơ quan truyền thông khác được cho lấy từ một quan chức chuyên về vấn đề Nga - Ukraine với điều kiện giúp người này bảo mật danh tính. TAP New từng có bài viết dẫn lời cơ quan tình báo  và tác chiến đặc biệt phía Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn triển khai hàng nghìn quân đến giúp Nga giành quyền kiểm soát khu vực biên giới Kursk do Ukraine đã chiếm giữ. Ghi nhận có khoảng 12.000 quân Triều Tiên cùng lượng lớn đạn dược từ Bình Nhưỡng cung cấp cho quân đội Nga để củng cố tiềm lực quân sự.

Việc Washington, D.C rút hỗ trợ có thể giáng đòn khá mạnh vào khả năng phòng thủ của Ukraine, nhưng với việc được phép sử dụng tên lửa tầm xa, cơ hội phản công Kiev tiếp tục được thắp lên. NBC News đánh giá, sự kiện này đánh dấu bước thay đổi chính sách quan trọng của Hoa Kỳ giai đoạn cuối nhiệm kỳ ông Joe Biden. Tờ báo này cho biết, thực tế vào tháng 5 vừa qua, ông Biden đã bí mật cấp phép cho Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga ngay bên kia biên giới. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Ukraine vẫn bị cấm sử dụng vũ khí tầm xa Hoa Kỳ để can thiệp sâu hơn vào lãnh thổ Moscow.

Kelvin Huynh

Bình luận