“Dự luật C” tước đi quyền bầu cử của người dân
Tin Quốc Tế

“Dự luật C” tước đi quyền bầu cử của người dân

Thời gian qua, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói chung cũng như cư dân tại Westminster (Little Sài Gòn) nói riêng liên tục nhìn thấy các banner kêu gọi bỏ phiếu về “Dự luật C”. Đây là dự luật vấp phải sự phản đối của đa số người dân thành phố vì tước đi quyền tự do lựa chọn, bầu cử Thị trưởng theo hình thức toàn dân của cử tri.
“Dự luật c” tước đi quyền bầu cử của người dân
“Dự luật c” tước đi quyền bầu cử của người dân
Phiếu lấy ý kiển cử tri về Dự luật C

Cụ thể, theo báo cáo tóm lược các nội dung sẽ được cử tri biểu quyết, thông qua tại “Cuộc Bầu Cử Sơ Bộ Trực Tiếp Toàn Tiểu Bang năm 2022”, Dự luật C được đề xuất bởi 3 thành viên Hội đồng thành phố Westminster (Kimberly Hồ, Carlos Manzo, Tài Đỗ) với mong muốn xóa bỏ chức vụ Thị Trưởng dân cử và tăng số Ủy viên Hội đồng cùng các khu vực của Nghị viên (từ 4 lên 5). Thêm vào đó, quyền bầu cử thị trưởng sẽ không còn phụ thuộc vào phiếu bầu của cử tri thành phố mà hoàn toàn được quyết định bởi thành viên Hội đồng.

Trong vòng 22 năm nay, Westminster chỉ có hai thị trưởng: Margie Rice (2002 - 2012) - Tạ Trí (2012 - Nay). Hội Đồng Thành Phố Westminster cũng chỉ gồm nghị viên hội đồng (Kimberly Hồ, Carlos Manzo, Tài Đỗ, Chí Chi Charlie Nguyễn) và một thị trưởng (Trí Tạ), mỗi người phục vụ nhiệm kỳ bốn năm. Mỗi nghị viên hội đồng đại diện, quản lý một khu vực và được bầu ra bởi các cử tri khu vực đó. Thị trưởng được bầu chọn theo số đông (bởi tất cả người dân của Thành Phố), đảm nhiệm vai trò như chủ tịch của Hội Đồng Thành Phố, là một thành viên bỏ phiếu của Hội Đồng Thành Phố. Do đó, theo cơ cấu quản lý hiện tại, Thị trưởng sẽ thực hiện các chức năng mang tính nghi thức và hành chính nhất định (như là ký kết sắc lệnh và các quyết định được thông qua bởi Hội Đồng Thành Phố), mặc dù không có quyền phủ quyết nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định trong Hội đồng.

Tuy nhiên, nếu dự luật C được thông qua bởi đa số cử tri Westminster, số lượng ủy viên hội đồng sẽ được nâng lên 5 và chức vụ thị trưởng chọn theo số đông (toàn dân) sẽ bị loại bỏ. Năm ủy viên hội đồng sẽ có đủ thẩm quyền loại bỏ, lựa chọn một thành viên trong nhóm lên làm Thị trưởng. Ngoài các vai trò tương tự như vai trò Thị trưởng trước đó, Thị trưởng mới sẽ không có quyền phủ quyết và có thể bị loại khỏi vị trí đương nhiệm bằng một cuộc bỏ phiếu của Hội Đồng. Đồng thời, phải thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi Bộ Luật Thành Phố hoặc Hội Đồng Thành Phố.

Bên cạnh đó, nếu dự luật này được thông qua, nhiệm kỳ của Ủy viên hội đồng được sắp đặt xen kẽ. Trong số các ủy viên hiện tại, ông Trí Tạ đã đắc cử vào năm 2020, vì vậy, ông sẽ không có trong phiếu bầu cho đến năm 2024. Đồng nghĩa, các vị trí ủy viên còn lại sẽ có tên trong phiếu bầu tháng 11/2022. Nói cách khác, dự luật này không loại bỏ hoàn toàn nhiệm kỳ của Thị trưởng dân cử hiện tại (Tạ Trí) mà chỉ có “rút ngắn” nhiệm kỳ của ông trong cuộc bầu cử 11/2022.

“Dự luật C” tước đi quyền bầu cử của người dânNgười dân Westminster liên tục nhìn thấy các banner về Dự luật C

Mặc dù chưa xác định được những lợi ích mà Dự luật C mang lại, tuy nhiên, dự luật này khiến người dân dễ rơi vào tình trạng ngộ nhận và vô tình chọn vào ô “YES”, dẫn đến việc trao quyền bầu cử Thị trưởng cho các thành viên của Hội đồng thành phố.

Việc thay đổi phương thức bầu cử Thị trưởng, Dự luật C đã tước đi quyền lựa chọn người đứng đầu thành phố của người dân. Các cử tri tại thành phố Westminster phải thật thận trọng trước khi quyết định bỏ phiếu cho Dự luật C nhằm đảm bảo quyền tự do, dân chủ. 

Jessy Thanh

Bình luận