Hoa Kỳ: Người phụ nữ “bất tử” được giành lại công bằng
Tin Quốc Tế

Hoa Kỳ: Người phụ nữ “bất tử” được giành lại công bằng

Trong nhiều thập kỷ qua, gen của Henrietta Lacks - phụ nữ da màu mang tế bào bất tử thường bị sử dụng một cách bất hợp pháp bởi các công ty sinh học. Sau thời gian dài đấu tranh, gia đình bà cuối cùng cũng giành lại được quyền lợi.

Henrietta Lacks (1920 - 1951) là phụ nữ Mỹ gốc Phi, sinh ra tại thành phố Roanoke (bang Virginia, Hoa Kỳ). Bà là một trong những cái tên quan trọng của lịch sử y học Hoa Kỳ và thế giới. Năm 1951, mặc dù qua đời vì ung thư cổ tử cung nhưng các tế bào Henrietta Lacks (gọi tắt: HeLa) vẫn có khả năng sống sót, không ngừng nhân bản và sinh sản. Điều này giúp các nhà khoa học, y học thực hiện vô số nghiên cứu, phát triển vaccine quan trọng để điều trị ung thư, AIDS, bại liệt, thụ tinh ống nghiệm, bản đồ gen, nhân bản và tế bào gốc,…

Hoa Kỳ: Người phụ nữ “bất tử” được giành lại công bằng

Di ảnh của Henrietta Lacks (Nguồn: CNN)

Tuy nhiên, việc sự sử dụng tế bào HeLa gây ra nhiều tranh cãi vì không có sự đồng thuận bà (trước khi mất) và gia đình. Trong nhiều năm, các bác sĩ và nhà khoa học nhiều lần không xin phép gia đình Lacks nhưng lại sử dụng, công bố công trình nghiên cứu, bệnh án, bộ gen của bà trước truyền thông. Vấn đề đạo đức và quyền riêng tư được đặt ra xoay quanh câu hỏi liệu việc sử dụng tế bào HeLa có hợp pháp?

Vào năm 2020, các bác sĩ tại Bệnh viện Johns Hopkins ở thành phố Baltimore, (bang Maryland, Hoa Kỳ) - nơi Lacks qua đời, đã lấy mẫu tế bào Hela cung cấp cho Công ty công nghệ sinh học Thermo Fisher Scientific (Hoa Kỳ). Mục đích nhằm nghiên cứu, khám phá điều trị ung thư, miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm, Tạp chí Thiên hiên Nature Journal thông tin. Theo đó, đơn vị này đã sử dụng gien của Lacks mà không có sự đồng thuận hoặc hay biết từ người thân. Hầu như gia đình người phụ nữ bất hạnh cũng không nhận được bất kỳ khoản tiền lợi nhuận nào từ việc nghiên cứu.

Vào năm 2021, gia đình bà đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang về hành vi thu lợi bất hợp pháp của Thermo Fisher Scientific. Đến ngày 2/8/2023, ông Alfred Lacks-Carter, Jr. - Cháu nội Lacks cho biết, đã đạt được thỏa thuận dàn xếp riêng từ phía doanh nghiệp để duy trì di sản của bà một cách hợp pháp. Về phía bị đơn, Công ty Thermo Fisher “vui mừng” vì đã đạt được thỏa thuận bên ngoài tòa án nhưng từ chối bình luận thêm về vụ kiện, theo CNN.

Ông Ben Crump - Luật sư đại diện gia đình Lacks hy vọng, thỏa thuận dàn xếp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi người và giúp công chúng biết đến, thêm trân trọng Lacks cũng như di sản bà để lại.

Câu chuyện về Henrietta Lacks minh họa rõ nét cho sự bất bình đẳng về chủng tộc có trong các hệ thống nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe hiện nay tại Hoa Kỳ. Lacks là một phụ nữ gốc Phi và bệnh viện Johns Hopkins - nơi các tế bào của bà được thu thập cũng là một trong số ít cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người da màu.

Kelvin Nguyen

 

Bình luận