Lý giải đồn đoán xoay quanh việc lần đầu tiên tổ chức luyện tập hàng hải giữa Việt Nam - Philippines
Tin tức

Lý giải đồn đoán xoay quanh việc lần đầu tiên tổ chức luyện tập hàng hải giữa Việt Nam - Philippines

(TAP) - Chủ trương không tham gia liên minh quân sự, việc chính quyền Hà Nội đồng ý luyện tập lần đầu với Philippines nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, gọi đó là động thái “mang tính cách mạng”.

Theo thông tin đăng tải trên trang tin điện tử của Cảnh sát biển Việt Nam 6/8 vừa qua (giờ Hà Nội), đoàn công tác thuộc đơn vị (tàu CSB 8002) do Thượng tá Hoàng Quốc Đạt - Phó Tư lệnh Cảnh sát biển (Vùng 2) Việt Nam dẫn đầu đã đến Trụ sở của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines, gặp gỡ Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển nước này (Philippine Coast Guard, viết tắt: PCG) - Đô đốc Ronnie Gill Gavan.

Lý giải đồn đoán xoay quanh việc lần đầu tiên tổ chức luyện tập hàng hải giữa Việt Nam - Philippines

Cuộc gặp giữa Lực lượng Bảo vệ bờ biển hai nước (Nguồn: Trang thông tin điện tử của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam)

Chuyến ghé thăm bằng CSB 8002 - loại tàu có trọng tải lên đến 2,4 tấn là tiền lệ chưa từng có trước đây. Thượng tá Hoàng Quốc Đạt cho biết, điều này có được nhờ vào Biên bản ghi nhớ về Hợp tác biển do Hà Nội và Manila (thủ đô Philippines) ký kết vào tháng 1/2024, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.

Lần này, đôi bên sẽ tổ chức hoạt động luyện tập chung trên biển giữa hai lực lượng nhấn mạnh hơn nữa cam kết hợp tác an ninh, an toàn trên biển, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác chiến lược.

Về phần mình, truyền thông Philippines trích lời người phát ngôn PCG, Chuẩn đô đốc Armand Balilo cho biết, hợp tác với Việt Nam giúp lực lượng tuần tra tra trên biển nước này thiết lập đường dây nóng liên lạc với đối tác Hà Nội. Đại diện PCG cũng tiết lộ khả năng sẽ cử lực lượng của mình tới Việt Nam để thực hiện hoạt động tương tự.

Phần lớn giới quan sát và truyền thông châu Á đều hoanh nghênh động thái này, thậm chí nhật báo Philippine Daily Inquirer còn đưa đoạn tít (title) “mang tính cách mạng” (revolutionary), chạy cùng đoạn mô tả “rất có ý nghĩa” (very significant).

Lý giải nguyên nhân vì sao cuộc gặp lại đặc biệt quan trọng, nhà báo Mara Cepeda - cây bút của tờ The Straits Times (Singapore) cho biết trên “X” rằng, đây là “hình mẫu cho các bên có yêu sách ở Biển Đông những vẫn có thể hợp tác dù có tranh chấp” (Nguyên văn: a template for South China Sea claimants that they could still work together despite the dispute).

Lý giải đồn đoán xoay quanh việc lần đầu tiên tổ chức luyện tập hàng hải giữa Việt Nam - Philippines

Nhận định của nhà báo Mara Cepeda trên mạng xã hội cá nhân (Nguồn: X “Mara Cepeda”)

Một phần chủ quyền của Philippines trên biển, được gọi là Biển Tây Philippines vẫn đang chồng lấn với một số khu vực được Việt Nam gọi là Biển Đông. Mặc dù nằm trong vùng tranh chấp, phản ứng của cả Hà Nội và Manila vẫn ôn hòa, yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền quốc gia, theo quy định của luật pháp quốc tế. Điều này hoàn toàn trái ngược với động thái cứng rắn, ôm trọn vùng Biển Đông của Bắc Kinh.

Những năm qua, Philippines đã ghi nhận nhiều vụ va chạm, gây thiệt hại nghiêm trọng và khiến căng thẳng leo thang giữa PCG với Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc China (Coast Guard, viết tắt: CCG), điển hình như vụ gần nhất vào ngày 17/6 TAP News từng đưa tin.

Ngư dân, tàu, ghe phía Việt Nam cũng từng bị CCG tấn công bằng vòi rồng, nổi tiếng phải kể đến vụ việc năm 2014 với xác nhận từ Bộ Ngoại giao Bắc Kinh. Trước tình hình đó, Việt Nam yêu cầu các bên cần tôn trọng chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ trên biển quốc gia thông qua các hoạt động cải tạo đảo tại các bãi đá, nơi xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, quay lại câu hỏi “liệu có phải chính sách của Việt Nam đã thay đổi để ứng phó trước diễn biến phức tạp của khu vực?”, nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill thuộc Đại học De La Salle ở thủ đô Manila nhận định, hành động gia tăng căng thẳng của Bắc Kinh đã đẩy Manila lại gần hơn với Hà Nội.

Tuy nhiên, “Việt Nam có thể có tính toán nội bộ khác nhau khi giải quyết sự hiếu chiến của Trung Quốc (so với Philippines)” (Nguyên văn: Vietnam may have a different internal calculation in addressing China’s belligerence).

Chuyên gia này khẳng định: “Và tất nhiên, Việt Nam, do không phải là đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào khác, có mức độ tự chủ chiến lược đó, điều này có thể mang lại cho Việt Nam một số sự linh hoạt.” (And of course, Vietnam, not being a treaty ally of the United States or any other country, has that level of strategic autonomy, which may give it some flexibility).

Như vậy, Việt Nam vẫn duy trì chủ trương “4 không” nhưng cũng nhận ra những thách thức quanh khu vực sẽ “không sớm biến mất” (not go out anytime soon). “Vì vậy, (họ) hợp tác với các nước láng giềng là cần thiết.” (So, cooperation with immediate neighbours is necessary) - ông Gill nói thêm.

Bày tỏ quan điểm trước truyền thông Philippines, nhà phân tích địa chính trị Chester Cabalza - Chủ tịch tổ chức tư vấn Hợp tác Phát triển và An ninh Quốc tế (International Development and Security Cooperation) nhận định, đây là động thái cho thấy thiện chí tạm gạt đi các yêu sách chồng lấn và củng cố niềm tin vào sự đoàn kết giữa các nước láng giềng trong khu vực.

Cũng theo ông Chester Cabalza, thông điệp từ hoạt động phối hợp giữa các tàu tuần tra tại Vịnh Manila - vùng biển thương mại đông đúc nhất tại thủ đô của đất nước Philippines, cho thấy rằng pháp quyền trên biển và sự tôn trọng luật pháp quốc tế phải được ưu tiên.

Lý giải đồn đoán xoay quanh việc lần đầu tiên tổ chức luyện tập hàng hải giữa Việt Nam - Philippines

Chuyên gia nhận định, Việt Nam không liên minh với bất kỳ quốc gia nào, có mức độ tự chủ chiến lược riêng, mang lại sự linh hoạt (Nguồn: pexels)

Kelvin Huynh

Chủ trương “bốn không” của Việt Nam: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

 

 

Bình luận