Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền
Bạn đọc

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

(TAP) – Thời gian qua, nhiều vụ gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền về Việt Nam, trong đó nạn nhân là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Điểm chung là các cá nhân bị phản ánh đều làm việc, từng công tác hoặc có liên quan đến một doanh nghiệp trong nước Việt Nam.

Nhóm đối tượng tạo tài khoản giả, lừa tiền liên quan đến một doanh nghiệp?

Vào tháng 5/2023, kênh Youtube của “HIỆP SĨ CÔNG TRẦN” (hiệp sĩ đường phố) có video đưa tin về vụ một phụ nữ Việt kiều đang sinh sống ở Hoa Kỳ bị hai đối tượng (1 nam, 1 nữ) trong nước Việt Nam lừa chuyển gần 125 triệu đồng.

 Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Chân dung Vủ và Thủy trong đoạn clip (Ảnh: Youtube)

Ban đầu, các đối tượng tạo tài khoản mạng xã hội giả (Facebook, Zalo, TikTok, Viber,…) và sử dụng hình ảnh người khác để tiếp cận nạn nhân. Dưới vỏ bọc độc thân muốn tìm hiểu, kết nối tình cảm, nam thanh niên (được chính người này xác nhận tên trong clip là Nguyễn Tuấn Vủ) đã thành công chiếm được sự tin tưởng từ nạn nhân.

Qua thời gian dài nắm bắt tâm lý, Vủ kể cha mẹ gặp nạn, đang điều trị ở bệnh viện, cần tiền gấp và nhiều lần thúc giục người tình qua mạng hỗ trợ. Lúc này, đối tượng nữ còn lại xuất hiện (được xác nhận là Trương Phương Thuỷ) cũng tạo tài khoản mạng xã hội, đóng vai người quen của Vủ, tiếp cận nạn nhân nhằm tăng tính xác thực cho câu chuyện.

Tin tưởng điều này, người phụ nữ ở Hoa Kỳ đã không ngần ngại chuyển tiền nhưng sớm nhận ra điểm bất thường khi Vủ thường xuyên gặp khó khăn tài chính, liên tục than khổ, đề nghị vay mượn tiếp. Dựa vào nội dung đăng tải trên kênh của “HIỆP SĨ CÔNG TRẦN”, ước tính số tiền trên không dưới 125 triệu đồng.

Nghi ngờ bản thân bị lừa, nạn nhân đã liên hệ với nhóm anh hùng đường phố ở Việt Nam và nhờ người nhà đưa tiền trực tiếp để xác định diện mạo, danh tính cũng như thông tin liên hệ của người tình trao đổi trên mạng. Kết quả, Vủ và Thủy đều sử dụng danh tính giả như một cách tiếp cận và chuộc lợi từ sự nhẹ dạ, cả tin của Kiều bào.

Đáng chú ý, trang Facebook cá nhân của Thủy (Trương Phương Thuỷ) và Vủ (Nguyễn Tuấn Vủ) đều có liên quan đến một đơn vị gọi là “Công ty Cổ phần Dstore” (Dstore) cả trước và sau khi xảy ra vụ việc.

 Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Thủy và Vủ cũng thường xuyên xuất hiện, chụp ảnh và có liên quan đến Công ty Cổ phần Dstore (Ảnh: Facebook) Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Nguyễn Tuấn Vủ - cá nhân bị phản ánh tạo tài khoản giả, lừa tiền người Việt ở nước ngoài vào tháng 5/2023, đã làm việc xuyên suốt tại Dstore từ năm 2022 - 2024? (Ảnh: Facebook)

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Trên trang cá nhân, ngoài chụp ảnh cùng Vủ, Thủy còn có ảnh chụp cùng ông Hồ Huỳnh Duy - CEO Công ty Công ty Cổ phần Dstore (Ảnh: Facebook)

Mượn tiền kinh doanh nhưng dùng tài khoản giả, danh tính giả?

Tương tự, một nữ Việt kiều sống tại Úc cũng từng là nạn nhân của hành vi lợi dụng làm quen, lừa mượn tiền từ nam thanh niên có liên quan đến đơn vị “Dstore”.

Theo thông tin trên kênh Youtube của “Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải Bình Dương” tháng 6/2023, với lý do cần tiền làm ăn, nam thanh niên (được chính người này xác nhận tên trong video là Võ Ngọc Tin) nhắn tin làm quen, kết nối tình cảm rồi nhiều lần tìm cách vay mượn nạn nhân với tổng số tiền lên đến 17000 USD.

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Chân dung Võ Ngọc Tin (Ảnh: Youtube)

Mặc dù nhiều lần vay tiền trót lọt, Tin vẫn không dừng lại và yêu cầu cần thêm 50 triệu đồng để lấy hàng. Lo sợ bản thân bị lừa, nạn nhân đã liên hệ gia đình và nhờ nhóm anh hùng đường phố ở Việt Nam xác định xem người nhận tiền có diện mạo khớp với hình ảnh trên mạng hay không.

Bị bắt giữ khi nhận tiền tại quán giải khát, Tin tỏ vẻ bối rối và nói rằng cần liên hệ về công ty ở số A69 - A71 đường Bạch Đằng (P2, Q. Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam) - nơi người này dùng tiền mượn để mua hàng. Tuy nhiên, đối tượng chỉ đến cửa công ty mà không vào cũng như không cho phép bất kỳ ai vào trong, sau đó Tin gọi điện và được “bên trong” yêu cầu quay về quán.

Ít phút sau, một nam thanh niên (áo đen) tìm đến, tự xưng là đồng nghiệp của Tin, dùng điện thoại gây áp lực và yêu cầu nhóm anh hùng đường phố thả người. Đến đây, đoạn video dừng lại, cái kết của vụ việc vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trên trang Facebook cá nhân, Tin có ảnh chụp liên quan đến “Dstore - Kho Hàng Tổng Trực Tuyến”. Riêng địa chỉ “A69 - A71 đường Bạch Đằng (P2, Q. Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam)” trùng khớp với địa chỉ trụ sở chính của Dstore (theo thông tin đơn vị này đăng tải công khai trên website).

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Người Việt ở nước ngoài: Cẩn trọng thủ đoạn gạ gẫm tình cảm, lừa chuyển tiền

Tương tự Vủ và Thủy, Tin có ảnh chụp liên quan đến Công ty Cổ phần Dstore vào tháng 11/2023 - tức 5 tháng sau vụ bị tố lừa tiền (Ảnh: Facebook)

Lợi dụng lòng tốt hướng về quê hương của kiều bào, các đối tượng kể trên không ngần ngại thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào tâm lý tin người, nhẹ dạ khả tin của nạn nhân nhằm chuộc lợi bất chính.

Qua những vụ việc vừa nêu, người Việt ở nước ngoài cần cẩn trọng, tỉnh táo kiểm chứng thông tin thực hư cũng như danh tính các cá nhân làm quen trên mạng xã hội trước khi quyết định chuyển tiền, tránh để bản thân bị dẫn dắt khiến tiền mất, tật mang.

Bên cạnh đó, những cá nhân lợi dụng lòng tốt của Việt kiều để chuộc lợi được nhóm hiệp sĩ đường phố Việt Nam vạch trần đều có liên quan đến Dstore. Vậy đơn vị này có vai trò gì, liệu có dấu hiệu tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhắm đến người Việt sinh sống tại nước ngoài hay không?

Còn tiếp…

Tony Nguyen

Bình luận