Nguồn cung khí đốt chính từ Nga cho EU sắp đứt hoàn toàn
Tin Quốc Tế

Nguồn cung khí đốt chính từ Nga cho EU sắp đứt hoàn toàn

(TAP) - Moscow vừa thông báo cắt nguồn cung khí cho Áo. Nguồn cung khí đốt chính từ Nga cho châu Âu (EU) sắp đứt hoàn toàn vào cuối năm khi tuyến đường ống dẫn khí đốt chính cuối cùng từ thời Liên Xô qua Ukraine dự kiến sắp đóng cửa.

Tập đoàn OMV (OMV Group) của Áo ngày 13/11 vừa qua đăng thông báo cho biết, đơn vị này nhận được phát quyết liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt từ OJSC Gazprom - doanh nghiệp phía Nga. Chính quyền Vienna (thủ đô Áo) nói rằng, Moscow đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho chi nhánh OMV tại Đức kể từ ngày 16/11. Theo truyền thông Hoa Kỳ (CNBC), sau khi thông báo trên có hiệu lực, “Urengoy-Pomary-Uzhgorod” - đường ống dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu qua Ukraine (từ miền Bắc Siberia đến Slovakia, Cộng hòa Séc và Áo) sẽ là tuyến chính cuối cùng ghi nhận còn hoạt động. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đóng cửa vào cuối năm 2024 vì chính quyền Kyiv (thủ đô Ukraine) không muốn gia hạn thỏa thuận trung chuyển kéo dài trong 05 năm.

Nguồn cung khí đốt chính từ Nga cho EU sắp đứt hoàn toàn

Nguồn cung khí đốt Nga cho EU sắp đứt hoàn toàn vào cuối năm khi Ukraine không muốn gia hạn thỏa thuận trung chuyển (Nguồn: Facebook “OMV”)

Tờ Switzerland (Thụy Điển) cho rằng, lý do khiến Moscow ngừng cung cấp đến Áo có liên quan đến vấn đề tranh chấp thanh toán. OMV đang tìm cách thu hồi khoản thiệt hại 230 triệu euro (242 triệu USD) từ nhà cung cấp Nga  Gazprom bằng cách bù trừ yêu cầu bồi thường vào hóa đơn giao hàng. Ghi nhận OMV chiếm khoảng 40% lượng khí đốt của Nga đi qua Ukraine, tương đương khoảng 17 triệu mét khối/ngày. Ở chiều hướng ngược lại, Gazprom từ chối bình luận về động thái chấm dứt hợp tác, nhưng công ty này vẫn sẽ gửi 42,4 triệu mét khối khí đốt đến châu Âu qua đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod. Trước khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào lãnh thổ Ukraine, Nga là quốc gia cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu. Căng thẳng hai nước khiến các nhà cung ứng Moscow mất gần như toàn bộ khách hàng ở EU khi Liên minh tìm cách giảm phụ thuộc và sau vụ đường ống Nord Stream/Nord Stream 2 kết nối Đức với Nga qua Biển Baltic bị phá hủy gần đảo Bornholm (Đan Mạch) năm 2022.

Vào ngày 26/9/2022, các nhà địa chấn học Thụy Điển đã ghi nhận một số vụ nổ, cách nhau khoảng 17 giờ, ngoài khơi đảo Bornholm (Đan Mạch) khu vực đường ống Nord Stream, làm hư hại nghiêm trọng các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua Biển Baltic. Đây được cho là hành động phá hoại có chủ đích, nhưng đến nay chưa có bên nào chịu trách nhiệm chính thức. Vụ việc làm tăng căng thẳng chính trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng ở châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Reuters thông tin.

Cũng theo Reuters, vào thời kỳ đỉnh cao, Nga cung cấp 35% lượng khí đốt cho châu Âu nhưng kể từ cuộc chiến năm 2022, thị phần của Gazprom đã bị mất vào tay Na Uy, Hoa Kỳ và Qatar. Trong năm 2023, Moscow đã vận chuyển khoảng 15 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine, chiếm khoảng 8% lưu lượng khí đốt cao điểm của Nga tới châu Âu qua nhiều tuyến đường khác nhau trong giai đoạn từ 2018 - 2019. Theo ghi nhận của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency) cùng năm, tuyến đường trung chuyển từ Ukraine đáp ứng 65% nhu cầu khí đốt ở Áo và các nước láng giềng phía đông (Hungary và Slovakia).

Nguồn cung khí đốt chính từ Nga cho EU sắp đứt hoàn toàn

An ninh khí đốt toàn cầu, đặc biệt là châu Âu đang bị đe dọa nghiêm trọng khi khí đốt từ Nga cho EU có thể đứt hoàn toàn vào cuối năm (Nguồn: Facebook “OMV”)

Trước đó, đường ống Yamal-Europe qua Belarus bị đóng cửa do Nga đổ lỗi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh gây ra vụ nổ tuyến Nord Stream. Chính quyền Washington, D.C và London đã lên tiếng phủ nhận, nhưng tờ Wall Street Journal cho rằng các quan chức Ukraine đứng sau vụ tấn công. Nếu không có Áo, nguồn cung cấp đáng kể từ Nga sẽ chỉ đến hai nước EU là Hungary và Slovakia, trong trường hợp của Hungary là thông qua đường ống chạy chủ yếu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Liên quan đến động thái cắt giảm nguồn gần đây, CNBC cho biết, vào ngày 15/11, Thủ tướng Olaf Scholz đã lần đầu tiên nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin sau gần 02 năm. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo EU lại đang chờ lắng nghe ý tưởng của tân Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ - ông Donald Trump về việc chấm dứt chiến tranh.

Kelvin Huynh

Bình luận